Rừng khộp ở Việt Nam Rừng_khộp

Hình khộp Buôn Ma Thuột vào mùa khô, với đặc trưng cây thưa và rụng lá

Loại rừng thưa và thoáng này thường phân bố ở những vùng có khí hậu chia thành hai mùa rõ rệt. Tại Việt Nam, rừng khộp được phân bố chủ yếu ở Tây Nguyên, vùng duyên hải Nam Trung Bộ và Nam Bộ. Trong đó, Tây Nguyên là nơi có diện tích lớn nhất và đặc trưng nhất với khoảng 500.000 ha phân bố từ Nam cao nguyên Pleiku đến Tây Ninh. Nơi có diện tích rừng khộp lớn nhất nước ta là huyện Ea Súp thuộc tỉnh Đắc Lắc với 357.114ha. Tầm quan trọng của rừng khộp cũng đã được thừa nhận thông qua việc thành lập VQG Yok Đôn tại huyện Buôn Đôn tỉnh Đắc Lắc. Đây là VQG duy nhất ở Việt Nam bảo tồn loại rừng đặc biệt này.

Rừng khộp tại Việt Nam có cấu trúc tầng tán đơn giản chỉ gồm 2 tầng tán, tầng ưu thế sinh thái gồm các cây gỗ, tầng dưới tán là các cây bụi và cây cỏ. Trong mùa khô nhiệt độ trong rừng khộp sẽ thấp hơn ngoài đất trống là 0,1oC, vào mùa mưa thì ngược lại nhiệt độ trong rừng sẽ cao hơn bên ngoài đất trống từ 0,7 - 1,7oC.[1]